Ý NGHĨA CỦA ĐỒNG PHỤC ĐẦU BẾP

Ngày nay, hình ảnh những đầu bếp nổi tiếng trên thế giới luôn đi kèm với bộ đồng phục làm bếp trắng tinh và chiếc mũ hình trụ cao mà họ khoác lên người, và đội trên đầu. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi nguồn gốc của bộ trang phục đầu bếp này xuất phát từ đầu và ý nghĩa của nó là gì không?

Trong bài viết này, hãy cùng Xu Hướng Mới khám phá điều này nhé!


Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu từ chiếc mũ đầu bếp.




Mũ đầu bếp


Nguồn gốc ra đời của chiếc mũ đầu bếp


Tương truyền rằng, chiếc mũ đầu bếp ra đời lần đầu tiên vào thời vua Henry VIII, tại Vương Quốc Anh. Truyện kể rằng, trong một lần dùng bữa, vua Henry VIII phát hiện trong món súp ngon lành của mình có một sợi tóc. Nhà vua ngay lập tức tỏ thái độ rất tức giạn và truyền lệnh cho tất cả đầu bếp trong hoàng cung phải đội mũ trong khi nấu nướng để sự việc có tóc của đầu bếp rơi vào những món ăn không xảy ra nữa. Và kể từ đó, chiếc mũ đầu bếp đã ra đời.


Còn một truyền thuyết lại kể rằng, vào thời đất nước Hy Lạp bị chiến tranh làm cho tan hoang loạn lạc, những đầu bếp giỏi nhất trong nước đã phải cầu cứu các tu viện, vốn là nơi bóng ma chiến tranh không thể xâm phạm tới. Trong khi sống trong tu viện, những vị đầu bếp này đều phải khoác lên mình những bộ đồ màu đen, đội mũ đen hệt như các tu sĩ ngoan đạo. Họ đảm nhiệm công việc nấu nướng trong tu viện. Vì không thể phân biệt nổi đâu là tu sĩ đâu là đầu bếp, cho nên tu viện đã quyết định cho các đầu bếp đội mũ trắng. Chiến tranh kết thúc, các đầu bếp vẫn giữ nguyên chiếc mũ màu trắng như một cách để nhắc nhớ về giai đoạn khó khăn của mình.




Chiều cao và nếp gấp trên mũ đầu bếp


Vào thế kỷ XVIII, người ta quan niệm chiều cao chiếc mũ đầu bếp thể hiện năng lực, vị trí và đẳng cấp của người đầu bếp. Vì thế mà đã có đầu bếp đội chiếc mũ cao đến 18 inches (tương đương gần 46cm). Tuy nhiên, khi đội một chiếc mũ cao như thế rất bất tiện nên dần dần thang đo chiều cao đã được hạ xuống còn 9 – 12 inches (23 – 31 cm) để các đầu bếp không còn cảm thấy gò bó, khó chịu khi làm việc.


Nếu bạn quan sát kỹ một chút sẽ thấy trên mũ đầu bếp thường có những nếp gấp. Sự xuất hiện của những nếp gấp này là hoàn toàn có chủ đích, nếp gấp càng nhiều thể hiện người đầu bếp đó có tay nghề càng cao. Do đó mà chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ chính là tiêu chí để đánh giá mức độ lành nghề, kinh nghiệm và địa vị của người đầu bếp.


Có 5 loại mũ đầu bếp được sử dụng phổ biến:


+ Beret: hình trụ ngắn, vành tròn.

+ Skull: cap hình trụ đơn thuần

+ Toque: là mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

+ Flared Toque: có vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

+ Chef wrap: là loại khăn rằn được cột khéo


Áo đồng phục đầu bếp


Áo đồng phục đầu bếp truyền thống thường có màu trắng, dài tay, được cấu tạo bằng 2 lớp vải cotton để bảo vệ người đầu bếp khỏi khói, lửa, dầu mỡ… trong lúc nấu nướng.




Vạt áo trong đồng phục bếp có 2 hàng cúc và có thể đổi qua lại để giữ áo luôn sạch sẽ, đảm bảo tác phong chuyên nghiệp. Hiện nay, có một số nhà hàng, khách sạn sử dụng áo đồng phục bếp với màu phổ biến nhất là màu đen cho đầu bếp. Ngoài ra, trong thiết kế cũng có những thay đổi như tay ngắn, có logo của nơi làm việc, tên, chức vụ, hàng cúc được ẩn bên trong,… tạo cảm giác thoải mái hơn cho người đầu bếp.


Khăn đầu bếp


Khăn quàng cổ của đầu bếp thường làm bằng vải mềm, với công dụng chính là thấm mồ hôi, dùng cấp cứu khi cần thiết hoặc đảm bảo thân nhiệt khi bước vào kho đông lạnh thực phẩm.


Ngoài ra, khăn còn thể hiện tính chuyên nghiệp và cấp độ tay nghề thông qua màu sắc. Cách thắt khăn quàng cổ của một đầu bếp chuyên nghiệp:


» Trải khăn thật phẳng lên bàn, phần mũi ngọn hướng về người thực hiện thắt khăn.

» Từ điểm nhọn của khăn, bạn gấp lên một phần và cứ thế tiếp tục gấp lên đến hết khăn là được. Chú ý khi gấp, bạn nên vuốt nhẹ để có được nếp gấp thật thẳng và đẹp. Hoặc nếu muốn, bạn có thể dùng bàn ủi để có nếp gấp thẳng, đẹp hơn. Bạn nên đảm bảo phần đường may phải nằm sau dải khăn.


» Bắt đầu đeo khăn lên cổ. Bạn chỉnh 1 phần khăn ngắn và 1 phần khăn dài hơn. Tiếp theo, đặt phần dài lên phần ngắn. Quấn quanh phần khăn ngắn 1 vòng rồi vòng ra phía trước. Sau đó, bạn luồn phần khăn dài qua điểm gút và kéo xuống phía dưới tạo thành 2 phần đuôi khăn. Hai phần đuôi khăn thừa sẽ được luồn ra sau và nhét vào điểm gút. Làm như thế sẽ giúp cho 2 phần đuôi khăn không bị bung ra ngoài. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong thao tác thắt khăn của một đầu bếp chuyên nghiệp rồi đấy!




Ngoài 3 bộ phận trên, đồng phục đầu bếp còn có thêm quần, giày dép và tạp dề. Tất cả sẽ tạo nên một bộ trang phục hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn cho các thao tác làm việc của đầu bếp. Đồng thời, bộ đồng phục còn thể hiện tính chuyên nghiệp, tạo tư thế gọn gàng và nêu cao trách nhiệm của người đầu bếp trong quá trình chế biến nên những món ăn ngon.


Đặt mua và đặt may đồng phục bếp ở đầu?


Xu Hướng Mới là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm đồng phục bếp trên địa bàn TP. HCM. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đồng phục bếp, Xu Hướng Mới cam kết đem đến cho bạn những sản phẩm đồng phục đầu bếp chất lượng hàng đầu trên thị trường.


Nếu bạn đang loay hoay tìm một địa chỉ nhận đặt may và cung ứng đồng phục bếp với chất lượng tốt, hãy liên với chúng tôi. Bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng vì chất lượng sản phẩm dịch vụ chúng tôi dành cho bạn.


CÔNG TY TNHH THỜI TRANG XU HƯỚNG MỚI


Địa chỉ:

CN1: 144 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, TPHCM

Hotline: 0938.36.55.33 (Zalo, Viber, FB, SMS)

------------------

CN2: 111 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q1, TPHCM

Hotline: 0931.31.45.99

Email: thoitrang.xuhuongmoi@gmail.com 

           dongphuc@xuhuongmoi.com.vn

Web:   https://xuhuongmoi.com.vn/

icon hotline